HLV Philippe Troussier đã tận dụng tối đa 6 trận giao hữu trước thềm vòng loại World Cup 2026 để thử nghiệm cầu thủ trẻ,ÔngTroussierhồihộpchờsaomaiđộituyểnViệtNamthểhiệnởti le da banh trao cơ hội thi đấu cho những cái tên trước đây còn "vô danh" ở V-League như Thái Sơn, Đình Bắc, Minh Trọng, Văn Cường...
Đây là bước đi cần thiết để đội tuyển Việt Nam dần chuyển giao thế hệ. Trong bối cảnh lứa trẻ hiện nay non kinh nghiệm, trình độ chưa thể so với lứa Công Phượng, Quang Hải trước đây, lại ít được thi đấu ở cấp độ CLB, việc đưa cầu thủ vào những trận "thử lửa" khó khăn như gặp Uzbekistan hay Hàn Quốc là phương pháp để ông Troussier thúc đẩy sự tự tin của học trò, cho dàn sao trẻ thấy rằng chỉ cần quyết tâm và thể hiện tốt trên sân tập, cơ hội sẽ đến.
Tuy nhiên, chiến lược gia người Pháp nhiều lần nhấn mạnh, việc phát triển cầu thủ không phải trách nhiệm của cá nhân ông. Thái Sơn, Văn Cường có thể xây dựng nền tảng tự tin nhờ vào những trận đấu ở đội tuyển quốc gia, nhưng để phát triển bài bản, các cầu thủ cần được thi đấu liên tục tại CLB.
Ở V-League nhiều năm qua, đã có những đội bóng cởi mở với cầu thủ trẻ. SLNA là ví dụ điển hình, khi HLV Huy Hoàng (sau đó đến HLV Như Thuật) tin dùng hàng loạt măng non. Ở tuổi 20, Xuân Tiến và Văn Cường đã có lần lượt 34 và 28 trận ra sân tại V-League.
Trong trận ra quân gặp CLB Viettel ở V-League 2023 - 2024, SLNA tung ra sân đội hình trẻ măng với Văn Huy, Văn Thành, Mạnh Quỳnh, Xuân Bình (22 tuổi), Bá Quyền, Văn Việt (21 tuổi), Văn Bách (20 tuổi), Nam Hải (19 tuổi). Lực lượng trẻ cũng là nòng cốt của SLNA mùa này, trong đó Văn Việt đang là tuyển thủ quốc gia, Nam Hải và Xuân Tiến vừa cùng U.23 Việt Nam vô địch Đông Nam Á, được "quy hoạch" cho các giải trẻ lớn hơn trong năm tới.
Ngoài SLNA, một số đội thời gian qua cũng tương đối cởi mở với cầu thủ trẻ như Viettel (Tuấn Tài, Văn Khang), Công an Hà Nội (Tuấn Dương, Văn Luân, Văn Cường), Hà Nội (Văn Trường, Đức Anh, Văn Tùng).
Tuy nhiên, do mùa giải trước đá theo thể thức chia nhóm đua vô địch - tránh xuống hạng ở giai đoạn 2 khiến tính chất căng thẳng tăng lên và các đội dè dặt hơn với cầu thủ trẻ, thì ở giải năm nay khi trở về thể thức đấu hai lượt như cũ, cơ hội cho dàn "sao mai" mà ông Troussier đang đặt niềm tin sẽ lớn hơn.
Đơn cử như ở vòng 1, cầu thủ trẻ Đình Bắc đã chơi 50 phút trong trận CLB Quảng Nam gặp CLB Nam Định. Thái Sơn, Tuấn Tài đều được đá trọn 90 phút trong màu áo các đội Thanh Hóa và Viettel. Khi giải hạng nhất khởi tranh, sẽ đến lượt những sao trẻ như Văn Đô, Thanh Nhàn, Bá Đạt thi đấu.
Mùa này PVF-CAND đặt mục tiêu thăng hạng, đó là thử thách để các cầu thủ trẻ thể hiện bản thân với áp lực lớn hơn. Trong trường hợp được lên V-League thi đấu, Thanh Nhàn cùng đồng đội sẽ có cú hích cần thiết để bứt lên, thay vì dậm chân ở sân chơi hạng nhất vốn không giàu tính chuyên môn.
Nhìn chung, việc cầu thủ trẻ được ra sân nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước tiên là chiến lược dùng người của từng CLB. Có những đội như Viettel hay SLNA sẵn sàng trẻ hóa đồng loạt, trong khi HAGL, CLB Hà Nội hay CLB Công an Hà Nội vẫn dùng cầu thủ trẻ nhưng phải tính toán ở mức độ vừa phải, phù hợp với lối chơi.
Thứ hai, đó là mục tiêu của CLB. Những đội không đặt nặng việc đua vô địch (cũng như không lún sâu vào cuộc đua trụ hạng) sẽ "mở lòng" hơn với cầu thủ trẻ, sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Nhưng thứ ba, cũng là yếu tố quan trọng nhất, vẫn là năng lực cốt lõi của từng cầu thủ. Cánh cửa ra sân dù hẹp hay rộng, nhưng cũng chỉ dành cho người xứng đáng nhất. Việc phải cạnh tranh gay gắt để có suất đá chính cũng là điều tốt, để các cầu thủ phải nỗ lực và chắt chiu cơ hội hơn.
V-League 2023 - 2024 được kỳ vọng sẽ là sân chơi mang dấu ấn cầu thủ trẻ. Để bóng đá Việt Nam mơ về World Cup, lứa kế cận cần thể hiện năng lực ngay từ thời điểm này.